Xin chào các bạn, Happy rất vui khi quay trở lại với các bạn trong tuần này bằng một chủ đề khá mới, một chủ đề liên quan tới bảo trì bảo dưỡng trong thiết kế nói chung và trong đường ống nói riêng. Thiết kế luôn luôn phải gắn liền với vận hành và bảo trì trong thời gian vận hành – thiết kế đẹp và đạt chất lượng phải đảm bảo yếu tố đầu tiên là đúng, và yếu tố thứ hai quan trọng không kém là vận hành và bảo trì bảo dưỡng. Vì vậy, hôm nay Happy xin chia sẻ một vài kiến thức về handling (dịch nôm na là: làm sao nhấc một thiết bị, valve, instrument… từ một nơi, đến một nơi khác để bảo trì và sửa chữa, hoặc di chuyển những loại trên đến một nơi tập trung định sẵn).
Vậy các bạn có biết trong vận hành, bảo trì và sửa chữa thì vật nặng nhất một người bình thường có thể nhấc lên và di chuyển bằng tay là bao nhiêu kg không? Và khi vật đó lớn hơn giới hạn nâng cho phép của tay thì mình sẽ dùng cái gì, thiết bị gì để di chuyển và sửa chữa nó? Bài viết hôm nay sẽ phần nào trả lời những câu hỏi phía trên mà Happy đặt ra cho các bạn.
Trong vận hành và sửa chữa của mỗi dự án sẽ quy định cụ thể khối lượng maximum một người có thể nhấc bằng tay và đây là ranh giới để người vận hành quyết định có hay không việc sử dụng thiết bị phụ trợ. Vậy trong thiết kế việc xác định giá trị này có ý nghĩa quan trọng không? Và câu trả lời là rất quan trọng các bạn nhé. Những người kỹ sư thiết kế đường ống sẽ làm việc với kỹ sư về handling (thường là kỹ sư cơ khí) để cùng nhau thống nhất phương án handling cho những thiết bị trong một dự án. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong thiết kế của Happy thì khối lượng maximum một người có thể nâng bằng tay là 25kg (hoặc 50kg nếu đủ không gian để hai người cùng handling) và con số này thường được chủ đầu tư và kỹ sư handling thống nhất.
Vậy khi một thiết bị, một con valve, một thiết bị điều khiển lớn hơn giá trị 25kg thì người vận hành sẽ cần những thiết bị phụ trợ nào trong việc bảo trì và sửa chữa? Happy sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé.
1. Manual fork lift: Sử dụng cơ chế hydraulic để nhấc thiết bị từ dưới lên cao hoặc ngược lại và có thể di chuyển bằng sức đẩy của người vận hành
- Tải trọng tối đa: 2 ton
2. Monorail trolley hoist: Có khả năng nâng hạ thiết bị cần handling thông qua cơ chế dây xích hoặc motor, đồng thời monorail trolley hoist có thể vừa giữ thiết bị handling vừa di chuyển dọc theo beam treo (monorail) bằng cơ cấu dây xích hoặc motor (cơ cấu này tách rời so với cơ cấu nâng hạ)
- Tải trọng tối đa từ vài ton lên đến vài chục ton (loại thông dụng trong material handling thường thấp hơn 5 ton)
3. Chain hoist: Chỉ có khả năng nâng hạ thiết bị handling tại chỗ bằng cơ chế dây xích hoặc motor.
- Tải trọng tối đa từ vài ton lên đến vài chục ton (loại thông dụng trong material handling thường thấp hơn 5 ton)
4. Beam clamp: Bám trực tiếp vào beam theo một trong hai cơ chế là cánh beam (wing) hoặc thân beam (wed), việc sử dụng loại nào còn phụ thuộc vào hai yếu tố là tải trọng treo bên dưới và loại beam phía trên – nơi beam clamp bám vào. Beam clamp là nơi để chain hoist móc vào và tiến hành nâng hạ thiết bị handling.
- Tải trọng tối đa lên đến 5 ton
5. Foldable handcart: Một loại xe có kích thước nhỏ và dược dùng để vận chuyển thiết bị handling trong những nơi chật hẹp, tải trọng thấp (dưới 1 ton).
- Tải trọng khoảng 0.5 ton
6. Deck trolley: Có kích thước to hơn foldable handcart, và được sử dụng để vận chuyển các thiết bị có kích thước to hơn, đồng thời tải trọng mà deck trolley có thể vận chuyển cũng lớn hơn.
- Tải trọng khoảng 3 ton
7. Hydraulic trolley: Cũng là một thiết bị vận chuyển các thiết bị handling, tuy nhiên hydraulic trolley còn có khả năng nâng hạ thiết bị dựa vào cơ cấu thủy lực bên dưới trolley.
- Tải trọng khoảng 1.5 ton
8. Hydraulic crane: Cũng sử dụng cơ chế hydaulic nhưng hydraulic crane thích hợp để nâng hạ những thiết bị cần handling từ phía trên (ngược lại so với hydaulic trolley)
- Tải trọng khoảng 2 ton
9. Cylinder trolley: Có khả năng vận chuyển những thiết bị handling có dạng hình trụ: thường là bình nitrogen, bình tích áp…
- Tải trọng khoảng 0.5 ton
10. Pallet truck: Dùng để vận chuyển các thiết bị có kích thước chiều cao lớn, đòi hỏi trọng tâm thấp trong quá trình di chuyển.
- Tải trọng khoảng 3 ton
11. Tirfor: Sử dụng cơ chế bánh răng và ngàm khóa, tirfor có một đầu cố định và đầu còn lại được móc vào thiết bị cần di chuyển thông qua dây cáp và móc (hook). Tirfor từ từ thu dây đầu móc bằng việc gạc cần họat động giúp hỗ trợ kéo theo phương ngang trong quá trình vận chuyển một thiết bị nặng mà sức người không thể di chuyển.
- Tải trọng khoảng 5 ton
12. Roller skate: Thường là tập hợp một bộ gồm nhiều bánh xe chịu lực và một tay cầm để điều khiển hướng đi trong quá trình vận chuyển. Roller skate đặt trực tiếp bên dưới thiết bị và có khả năng vận chuyển những thiết bị lớn, khối lượng vượt mức cho phép khi dùng các loại trolley bình thường.
- Tải trọng từ vài ton lên đến vài chục ton
Bên trên là những thiết bị cơ bản nhất được sử dụng trong material handling mà Happy muốn giới thiệu đến các bạn. Chắc hẳn các bạn đã có một cái nhìn tổng quan về cách bảo trì trong các nhà máy, giàn khai thác, các công trình ngoài khơi… Tuy nhiên Happy sẽ trở lại vào những phần tiếp theo với những kiến thức chi tiết hơn, cụ thể hơn, đồng thời đưa ra những lưu ý cần thiết trong thiết kế giúp ích cho việc vận hành cung như bải trì và sửa chữa.
Happy chúc các bạn cuối tuần vui vẻ! Hãy chung tay vì cộng đồng phòng chống Covid 19 nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong tuần vào tuần sau!
cảm ơn bài viết đã tổng hợp những thiết bị hỗ trơ cơ bản mà lại rất hữu ích để những người mới có được 1 cái nhìn tổng quan