top of page

Phần 2 - 5 hàm Excel nâng cao

Harry

Mến chào các bạn đã quay lại với chương trình gặp nhau cuối tuần cùng kỹ sư đường ống. Các bạn dạo này có khỏe không, chúc các độc giả thân thương của trang pipingdesigners luôn biết cách rèn luyện để có sức khỏe dẻo dai, luôn đầy năng lượng nhé. Quay trở lại với chủ đề của tuần này Harry muốn chia sẻ với các bạn một phần mềm thân thiết nhất với dân văn phòng nói chung và kỹ sư đường ống nói riêng đó chính là Microsoft Excel (xu hướng sẽ dùng qua Google sheet/ Microsoft 360). Một phần mềm không thể thiếu trong quá trình làm việc. Bạn sẽ sử dụng excel để quản lý công việc, xuất vật tư đi mua sắm, chuẩn bị các datasheet,v.v... Do đó thành thạo excel sẽ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và nâng cao hiệu suất. Harry sẽ giới thiệu đến bạn chuỗi bài viết về Excel giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và thành thạo các hàm Excel cần thiết nhất.


Bài viết sẽ gồm ba phần như sau:

  1. 6 hàm excel cơ bản

  2. 5 hàm excel nâng cao

  3. 6 function nâng cao như Pivot Table

6 hàm excel cơ bản

  1. Trim

  2. Len

  3. Left, Right, Mid

  4. Find

  5. Concatenate or “&”

  6. Vlookup

5 hàm Excel nâng cao

6 function nâng cao như Pivot Table

  1. Pivot Table

  2. Conditional Format

  3. Remove Duplicate

  4. Sort

  5. Text To Column

  6. Google Sheet

Hôm nay mình sẽ giới thiệu Phần 2- 5 hàm Excel nâng cao

5 Hàm Excel Nâng Cao


1.Index

Công dụng: Hàm Index là hàm dùng để lấy về một giá trị trong mảng dựa vào vị trí của hàng và cột.


Công thức:

=INDEX(Array,Row_num,[Column_num])

Array: là mảng mà ta sẽ tìm giá trị trong đó

Row_num: số hàng của ô cần tìm

Column_num: số cột của ô cần tìm


Ví dụ: Dùng hàm Index để lấy về tên Line vị trí ở hàng thứ 3

2.Match

Công dụng: Hàm MATCH là hàm tìm kiếm một giá trị cho trước trong một bảng rồi trả về vị trí tương đối của giá trị trong bảng đó.


Công thức:

=MATCH(Lookup_value,Lookup_array,[Match_type])

Lookup_value: là giá trị cần tìm

Lookup_array: số bảng dữ liệu có chứa giá trị cần tìm

Match_type: kiểu tìm kiếm (0 là tìm chính xác giá trị cho trước)


Ví dụ: Dùng hàm Match để tìm vị trí của tên line trong bảng đã cho

3. Kết hợp hàm Index và hàm Match

Công dụng: Hàm INDEX kết hợp với hàm MATCH sẽ có chức năng tương tự như VLOOKUP hoặc HLOOKUP. Giúp bạn tìm một giá trị cho trước trong một bảng và lấy về giá trị tương ứng ở cột mong muốn.


Công thức:

=Index(B33:C40,MATCH(B43,B33:B40,0),2)


Ví dụ: Dùng hàm Match để tìm vị trí của tên line trong bảng đã cho

4. Hàm If()

Công dụng: Hàm IF là hàm điều kiện phổ biến trong Excel, hàm này cho phép bạn thực hiện so sánh lô-gic của một biểu thức cho trước và xét tính đúng sai của biểu thức đó.


Vì vậy, một câu lệnh IF có thể trả về một trong hai kết quả. Nếu thỏa mãn điều kiện ban đầu bạn đặt ra hệ thống sẽ đưa ra giá trị hiển thị đúng theo yêu cầu, trường hợp không thỏa điều kiện ban đầu thì hệ thống sẽ trả về giá trị sai mà bạn đã yêu cầu trong biểu thức trước đó.


Công thức:

=IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)


Ví dụ: Dùng hàm If để kiểm tra nhiệt độ vận hành của đường ống và chọn loại Insulation phù hợp.

5. Hàm Iferror()

Công dụng: Hàm IFERROR là hàm được dùng để kiểm tra lỗi sai và xử lý lỗi sai trong bảng dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.



Công thức:

=IFERROR(value, value_if_error)

Value: giá trị cần kiểm tra

Value_if_error: đây là giá trị trả về nếu biểu thức bị lỗi


Ví dụ: Dùng hàm If để kiểm tra hàm index đã được dùng đúng hay chưa

Bài viết tới đây là hết. Hẹn các bạn vào tuần sau nhé.

(P.S: Hiện tại tình hình dịch đại dịch covid 19 đang diễn biến rất phức tạp. Pipingdesigners kính chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe, kiên cường cùng cả nước vượt qua đại dịch.)





Comments


bottom of page