Hi! Hi! Hi! Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay chúng ta nghiên cứu một chủ đề rất hấp dẫn và quan trọng bậc nhất của PipingDesigners đó là bản vẽ P&ID và cách đọc P&ID.
Nội dung bài viết gồm:
1 Giới thiệu về các bản vẽ của process và mối liên hệ giữa process và piping:
Như các bạn đã biết, các bản vẽ của Process có:
PFD – Process Flow Diagram: thể hiện vắn tắt quy trình công nghệ, sơ đồ bố trí thứ tự của thiết bị, hệ thống ống, thiết bị điều khiển.
UFD – Utility Flow Diagram: thể hiện tổng quát nguyên lý hoạt động của các hệ thống phụ trợ như: Chemical Injection, Open Drain, Fresh Water, Flare…
P&ID – Piping and Instrument Diagram: Là bản vẽ các quy trình công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị, hệ thống ống, thiết bị điều khiển giống với PFD nhưng mức độ chi tiết hơn.
Trong đó, P&ID là bản vẽ mà PipingDesigners sử dụng nhiều nhất. Trên bản vẽ này bạn biết được các thông số kỹ thuật, tên các thiết bị, tên các đường ống, kích thước, các fitting, đường đi của các loại tín hiệu điều khiển tới các thiết bị v.v.
Các thông tin bạn sẽ nhận được khi đọc bản vẽ P&ID
Tên và hệ thống kết nối của các thiết bị: Pig launcher, Pumps, Test separater…
Tên, số hiệu của tất cả các loại Valves: Manual valves, Control valves, On/Off valves, Pressure Safety Valves, Instrument Valves…
Thiết bị đo và điều khiển cho lưu lượng, vận tốc, áp suất, nhiệt độ, độ ăn mòn…
Hệ thống ống: tên ống, kích thước, chiều dòng chảy, kiểu kết nối, các thông số kỹ thuật của ống…
Để dễ dàng đọc và hiểu được bản vẽ P&ID bạn phải biết các nguyên tắc đọc loại bản vẽ này. Nếu không bạn sẽ bị lạc vào mê cung của những hình vẽ, ký hiệu…mà kết quả là bạn không biết gì hết.
Bạn hãy tưởng tượng rằng trên tay bạn đang là 1 xấp các bản vẽ P&ID được in khổ A3.
Một dự án thông thường thì từ mười trang đến vài chục trang.
Trang đầu tiên sẽ là trang bìa mang tên của bản vẽ P&ID và cũng chính là tên của Dự Án.
Trang thứ hai là trang Index. Trang này là trang mục lục giúp bạn dễ dàng tìm đến đúng trang bạn muốn một cách nhanh chóng.
Trang thứ 3 là quan trọng nhất đối với người mới lần đầu cầm đến P&ID. Bởi nó chứa vô vàn các giải thích cho các chữ viết tắt sẽ dùng trong tài liệu này. Bạn sẽ mất nhiều ngày để học thuộc các chữ viết tắt này. Và bạn sẽ còn lật đi lật lại trang này nếu muốn làm một Designer. Không những thế, trong trang này bạn còn biết được các ký hiệu của Instrument, Piping…
2. Quy tắt đặt tên Line
3. Ký hiệu đường ống
4. Các hệ thống đường ống
5. Hệ thống chữ viết tắt
6. Ký hiệu các thiết bị điều khiển
7. Ký hiệu Van
8. Các thiết bị điều khiển
9. Các cấp độ áp suất của ống
10. Các hệ thống trong thiết kế
Hai hoặc ba trang tiếp theo sẽ là các giải thích chi tiết hơn cho những ký hiệu của Instrument, Mechanical…
Sau đó sẽ là các trang P&ID chính cho Dự án. Các trang này được sắp xếp theo từng nguyên lý, chức năng của các hệ thống, cụm skids.
11. Cách đọc cho một trang P&ID như sau:
Đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Đọc từ thiết bị chính đi ra các điểm kết thúc theo chiều dòng chảy.
Đọc hệ chính trước: giàn khai thác dầu thì đọc hệ PF – Process Liquid, giàn khai thác khí thì đọc hệ PG – Process Gas. Các hệ này sẽ đi từ đầu giếng tới Manifold, qua các thiết bị kiểm tra, tách pha rồi đi tới đường Pipeline.
Đến đây, Happy tin rằng bạn đã phần nào nắm được các nội dung trong bản vẽ P&ID và cách đọc thông tin trong loại bản vẽ này. Bạn đang rất háo hức muốn khám phá loại bản vẽ quyền năng này đúng không. Chắc chắn bạn sẽ có được cơ hội đó. Tin tưởng như thế và cứ đọc câu thần chú này vào mỗi sáng nhé: “Tôi sẽ trở thành PipingDesiner”.
P/S: Bản vẽ P&ID được sử dụng trong những giai đoạn nào của dự án EPC cũng như được các kĩ sư đường ống vận dụng vào công việc cụ thể như thế nào? Bạn đã đọc hiểu hết bản vẽ P&ID để có thể bóc tách vật tư cho mua sắm hay chưa ?
HÃY TÌM HIỂU VỀ KHÓA HỌC Introduction to P&ID tại đây: Introduction to P&ID|Giới thiệu bản vẽ P&ID khóa 02-2023 (pipingdesigners.vn)
Phép mầu sẽ hiển lộ.
Chúc bạn luôn thành công.
chào ad, cho em hỏi, có khi nào trên một đường ống lại có 2 tên line number giống nhau không ạ? em cảm ơn!!!