Chào các bạn,
Từ nay nickname của mình sẽ là STADY (Stady), không biết STADY trong tiếng Anh có nghĩa gì không. Với mình nó là sự kết hợp của hai từ Static và Dynamic. Đó là sẽ là mục tiêu của các bạn nếu như các bạn muốn đi thật sâu về tính toán ứng suất đường ống và tính toán cho các mô hình có yêu cầu khắc khe và an toàn cực cao như nhà máy điện nguyên tử.
Trước khi vào bài học, các bạn hãy cùng STADY xem lại nội dung của các bài học trước nhé:
- Bài 1 : Khởi tạo bài tính mới
- Bài 2: Mô hình ống
- Bài 3: Các bước tính toán ứng suất đường ống bằng phần mềm CAESAR II
- Bài 4: Mô hình gối đỡ (Support)
- Bài 5: Mô hình Bend – Elbow
- Bài 6: Mô hình Tee- Branch
Các bạn mở mô hình CAESAR II ở cuối bài 6, Save as với tên mới là “bai 07” để bắt đầu bài học. Hôm nay các bạn sẽ học cách mô hình Reducer như hình dưới đây:
Trước khi thêm 1 phần tử mới các bạn cần chọn phần tử cuối cùng trong mô hình.
Để chọn được phần tử cuối cùng bạn làm như sau:
Cách 1: Chọn 1 phần tử bất kỳ trên cửa sổ đồ họa. Sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl + End.
Cách 2: Chọn vào nút mũi tên của List Input ở góc dưới trái. Chọn Elements. Một danh sách cách phần tử hiện ra và bạn sẽ dễ dàng tìm được phần tử cuối cùng trong danh sách là 80-90. Trên màn hình đồ họa bạn click chọn phần tử 80-90.
Nếu mô hình có nhiều node, nhiều phần tử không thể tìm được nhanh bằng mắt thì bạn có thể bấm Ctrl-F và nhập tên node vào hộp thoại tìm kiếm để tìm cho nhanh nhé.
Tóm lại là bạn sẽ chọn được phần tử 80-90. Phần tử được chọn thì ở cửa sổ đồ họa sẽ highlight vàng như hình:
Thật ra STADY muốn hướng dẫn thêm cho các bạn chức năng show các bảng và chức năng tìm kiếm node của CAESAR II. Chứ thường thường STADY sẽ dùng cách 1 là nhanh nhất.
Để tạo phần tử mới các bạn bấm Alt-C.
Phần tử mới 90-100 bạn nhập vào DZ = - 2000 mm. Sau đó tiếp tục bấm Alt-C để tạo tiếp phần tử mới
Phần tử mới là 100-110. Bạn sẽ mô hình phần tử này là 1 concentric reducer 10x8.
Bạn nhập vào chiều dài của reducer DZ = - 178 mm.
Sau đó, double click để tích chọn vào ô Reducer trên cửa sổ Classic Piping Input.
Và nhập vào đường kích và độ dày ở đầu 8 inch của reducer. Bạn có thể nhập rút gọn là 8 và S.
Ở màn hình đồ họa, reducer đã hiện ra như sau:
Okay, như vậy là bạn đã mô hình được concentric reducer 10x8 cho phần tử 100-110 rồi đấy.
Nếu bạn muốn nhập vào 1 eccentric reducer, bạn cần nhập thêm chiều cao offset nữa là ok.
Ví dụ, bạn thay đổi phần tử 100-110 thành eccentric reducer 10x8 bằng cách nhập thêm chiều cao offset DY = -27mm như sau:
Lúc này cửa sổ đồ họa đã cập nhật eccentric reducer ở phần tử 100-110:
Mô hình tổng thể của bạn ở cuối bài học như sau:
Chúc các bạn vui vẻ!
Hẹn gặp lại các bạn ở Bài 8 của series bài giảng tính toán ứng suất đường ống bằng phần mềm CAESAR II.
Comentarios