top of page

Tổng Quan Về Các Nguồn Khí Tại Việt Nam

Writer's picture: HappyHappy

Updated: Apr 3, 2021

Xin chào các bạn đến với trang web pipingdesigners.vn. Trong bài viết tuần này chúng ta cùng tìm hiểu về tổng quan các nguồn khí chính trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Đất nước chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và có trữ lượng dầu khí khá lớn. Có 2 nguồn khí chính đang được khai thác và sử dụng ở nước ta đó là Nguồn Khí Cửu Long và Nguồn khí Nam Côn Sơn. Bài viết sẽ đi chi tiết về tổng quan, đặc điểm cũng như thành phần và chất lượng của từng nguồn khí.


Nội dung bài viết gồm


1 . Nguồn khí Cửu Long.

Tổng quan về bể Cửu Long.

Bể Cửu Long thuộc lãnh hải Việt Nam nằm ở tọa độ 9-11 độ vĩ Bắc, 106.5-109 độ kinh Đông, với diện tích bề mặt khoảng 56,000 km², có dạng gần giống hình bán nguyệt, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam với phần cung lồi hướng về phía Đông Nam. Bể Cửu Long được đánh giá là có trữ lượng và tiềm năng dầu khí lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí Việt Nam), được dự báo khoảng 700 - 800 triệu m3 dầu chủ yếu tập trung ở móng phong hóa nứt nẻ.

Các mỏ của nguồn khí Cửu Long bao gồm:

· Mỏ Bạch Hổ

· Mỏ Rạng Đông.

· Mỏ Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng.

· Mỏ Sư Tử Trắng.

· Mỏ Rồng – Đồi Mồi.

· Mỏ Tê Giác Trắng.

· Mỏ Cá Ngừ Vàng

Đặc điểm nguồn khí Cửu Long (khí đồng hành): là khí tự nhiên được tìm thấy cùng với dầu thô trong mỏ dầu, có thể ở dạng hòa lẫn với dầu thô hoặc tạo thành không gian phía trên dầu thô. Các mỏ khí hiện đang khai thác gồm Rạng Đông – Phương Đông, Bạch Hổ, Rồng Đồi Mồi, Cá Ngừ Vàng, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng…

Phân bố hệ thống các mỏ bể Cửu Long

Hệ thống thu gom khí Cá Ngừ Vàng/CPP3

Khai thác từ lô 09.2 cách Vũng Tàu 130 km về phía Tây Nam

Chủ thể HĐ: PVN và các đối tác (PVEP, SOCO Việt Nam, PTTEP Hoàn Vũ)

Đơn vị vận hành/chủ mỏ: HLHVJOC

Các thông số kỹ thuật của khí từ mỏ CNV:

Lưu lượng: 0.35 Tr Sm3/ngày

Áp suất vận hành: 20-50 barg

Nhiệt độ vận hành: 50-90 độ C

Hệ thống thu gom khí Sư Tử Vàng/Sư Tử Đen/Sư Tử Trắng

Chủ thể HĐ: PVN và các đối tác (PVEP, Conocophilips U.K, Cty dầu khí quốc gia Hàn Quốc, Cty SK Energy, Cty Geopetrol VN).

Đơn vị vận hành/chủ mỏ: CLJOC

Khí đồng hành từ mỏ STT cũng được đưa về xử lý tại CPP STV với các thông số như sau:

Áp suất vận hành bình thường: 36-48 barg

Nhiệt độ: 80-101oC

Lưu lượng khí: 1.4 Tr Sm3/ngày

Hệ thống thu gom khí Rạng Đông/Phương Đông

Nằm ở lô 15.2 với chủ thể HĐ: PVN và các đối tác (PVEP, Japan Petroleum Co.,Conoco Philips U.K).

Đơn vị vận hành/chủ mỏ: JVPC

Hệ thống thu gom khí Tê Giác Trắng

Nằm ở phía bắc Block 16.1 cách Vũng Tàu 100km về phía Đông Nam với chủ thể HĐ: PVN và các đối tác: PVEP, SOCO Việt Nam, PTTEP Hoàng Long, Talisman, OPECO.

Đơn vị vận hành/chủ mỏ: HLJOC

Hệ thống thu gom khí Đại Hùng/Thiên Ưng (Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1)

Do hàm lượng CO2 trong thành phần khí từ mỏ Đại Hùng và Thiên Ưng lớn (Đại Hùng: 2%, Thiên Ưng: 7 - 9%) do đó cần phải khống chế lưu lượng khí khai thác từ mỏ này để đảm bảo lượng khí vận chuyển theo đường ống từ giàn nén trung tâm (CPP) về bờ theo đường ống 16 inch phải đảm bảo hàm lượng CO2 < 0.92%V để tránh ăn mòn cho đường ống do phản ứng tạo axit H2CO3 ở áp suất vận chuyển khí tương ứng.

Hệ thống thu gom khí Bạch Hổ

Là nơi tiếp nhận các nguồn khí Cửu Long và thực hiện các công đoạn tách, nén, làm khô khí

CPP có 6 tổ máy nén cao áp dạng tuabin hoạt động dựa trên nguyên lý nén

ly tâm với công suất 1.68 Tr Sm3/ngày/máy với áp suất đầu ra thiết kế là 125 barg. Hiện tại 5 tổ máy hoạt động và 1 tổ dự phòng.

Thành phần và chất lượng khí Cửu Long.

Chất lượng khí:

2.Nguồn khí Nam Côn Sơn.

Tống quan về bể Nam Côn Sơn.

Bể Nam Côn Sơn có diện tích gần 100,000km2, được đánh giá theo kết quả thăm dò là có tiềm năng dầu khí đáng kể với tổng trữ lượng và tiềm năng khoảng 900 triệu tấn quy dầu, trong đó tiềm năng khí chiếm ưu thế (khoảng 60%).

Các mỏ và đặc điểm của nguồn khí Nam Côn Sơn.

- Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại bể Nam Côn Sơn được bắt đầu từ năm 1991,các phát hiện tại bể Nam Côn Sơn (NCS) hầu hết là khí tự nhiên có trữ lượng lớn như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Hải Thạch, Mộc Tinh, ….

- Khí tự nhiên từ mỏ Lan Tây/Lan Đỏ được khai thác từ lô 6.1 do tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC và công ty Rosneft Vietnam điều hành khai thác và vận hành. Lưu lượng đưa vào bờ khoảng 12 triệu Sm3khí/ngày.

- Khí tự nhiên từ mỏ Rồng Đôi được khai thác từ lô 11.2 do tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN và Hàn Quốc KNOC điều hành khai thác và vận hành với lưu lượng khí đưa vào bờ khoảng 5 triệu Sm3 khí/ngày.

- Khí tự nhiên từ mỏ Hải Thạch/Mộc Tinh được khai thác từ lô 5.2 và 5.3 do PVN và tập đoàn khí đốt Nga Gazprom điều hành khai thác và vận hành. Lưu lượng đưa vào bờ khoảng 8 triệu Sm3 khí/ngày.

Đặc điểm nguồn khí Nam Côn Sơn: là khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù du, các vi sinh vật sống dưới nước bao gồm tảo và động vật nguyên sinh. Khi các vi sinh vật này chết đi và tích tụ trên đáy đại dương, chúng dần bị chôn đi và xác của chúng được nén dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu năm, áp suất và nhiệt do các lớp trầm tích chồng lên nhau tạo nên trên xác các loại sinh vật này đã chuyển hóa các lớp chất hữu cơ này thành khí thiên nhiên.

Thành phần và chất lượng khí Nam Côn Sơn.

Chất lượng khí:

Xin chào các bạn, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!

Comments


bottom of page