Chào các bạn, hôm nay không biết nên tăng cho các bạn món quà gì vì các bạn đã cùng với mình bước sang bài thứ 4 của khóa học. Mỗi bài giảng đều được đúc kết từ những trải nghiệm của chính mình. Sự cố gắng của chính bạn là động lực để mình tiếp tục viết tiếp những những bài học chất lượng và tâm huyết.
Ở bài học trước, các bạn đã thực hiện qua trình tự tất cả các bước để tính toán ứng suất đường ống bằng CAESAR II rồi.
Các bước bao gồm:
- Mô hình hình học
- Áp đặt điều kiện biên
- Kiểm tra lỗi mô hình
- Khai báo các trường hợp tải
- Chạy chương trình giải
- Xem kết quả và đánh giá
Mình tin rằng các bạn còn nhớ hình này là kết quả chuyển vị của đường ống
Hình này là kết quả ứng suất của đường ống
Từ hình kết quả, các bạn có thể thấy:
- Chuyển vị lớn nhất là 1934 mm tại Node 40
Ứng suất lớn nhất là 536957 KPa tại Node 10
Nếu đánh giá chuyển vị thì chuyển vị 1934mm là rất lớn phải không các bạn
Hãy kiểm tra lại mô hình của chúng ta đang là ống 10” (OD = 273mm), dài 20m.
Nếu so với pipe support span tham khảo sau đây thì 20m là khoảng gấp 2 lần so với tiêu chuẩn.
Vậy thì ta hãy thêm 2 support nữa ở node 20 và 40, tức là cứ 10m ống ta lại có 1 support.
Các bạn làm như sau:
Click chuột chọn vào phần tử 10-20,
Sau đó click chọn vào Restraints
Ở cửa sổ bên phải bạn nhập thêm support ở ô Restraint 2: Node: 20 và Type: +Y
Và bạn nhìn thấy hình support đã hiện ra ở cửa sổ đồ họa
Tương tự, các bạn click chọn phần tử 30-40 và nhập thêm support: Node: 40 và Type: +Y
Sau đó thực hiện bước Error Check
Và chạy chương trình
Chúng ta bỏ qua bước xem lại các trường hợp tải vì chúng ta đã làm ở bài trước rồi.
Sau khi chạy chương trình giải, các bạn hãy xem lại kết quả chuyển vị nhé.
Và xem lại kết quả ứng suất:
Và bây giờ là việc dành cho bạn, hãy hoàn thành bảng sau:
Hẹn gặp lại các bạn ở Bài 05 của series bài giảng tính toán ứng suất đường ống bằng phần mềm CAESAR II. Chúc các bạn năm mới nhiều sức khỏe! Vạn sự như ý với tâm thiện lành!
Comments